Có mấy loại cây Dổi, phân biệt Dổi ăn hạt và Dổi xanh lấy gỗ
Có rất nhiều loại Dổi khác nhau
+ Dổi chun
+ Dổi đá
+ Dổi vàng
+ Dổi xanh (Michelia mediocris) hạt có vị đắng ít được thương lái thu mua. Chỉ trồng lấy gỗ
+ Dổi găng
+ Dổi lào
+ Dổi ăn hạt
Loại Dổi có giá trị kinh tế nhất hiện này là:
- Giổi ăn hạt còn gọi là Dổi Nếp (Michelia tonkinensis) là loại cây trồng mang lại giá trị kép vừa lấy Hạt vừa lấy Gỗ.
- Bà con nên trồng giống cây dổi ghép Hòa Bình vừa lấy hạt vừa lấy gỗ để có giá trị kinh tế cao nhất
Hạt Dổi có giá từ 1.500.000₫ – 2.500.000/kg tùy thời điểm
Giá gỗ dổi : từ 28.000.000 – 30.000.000/m3
Khách hàng có nhu cầu mua cây dổi giống chuẩn giá trị kinh tế cao vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới.
Nguồn và tiêu chuẩn giống cây dổi ghép
- Cây giống phải lấy từ những vườn ươm nhân giống được cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước quản lý. Cây giống dổi xanh có lý lịch rõ ràng.
- Cây giống khi đem trồng cần đạt trên 8 tháng tuổi và đạt chiều cao tầm 40-50cm và đường kính gốc đạt 0,3-0,5 cm và cây sinh trưởng tốt cũng như không sâu bệnh và thân thẳng.
- Cây dổi xanh ghép cần được luyện trước khi xuất vườn cần phải bỏ che mái hoàn toàn trước 1- 2 tháng như điều kiện tự nhiên cần đảo bầu và loại những cây chưa đủ tiêu chuẩn.
Xem thêm: Giống cây sưa đỏ
Cây dổi trồng bao lâu thì thu hoạch
Bình thường, dổi trồng sau 6-10 năm mới ra hoa, kết trái. Nhưng hiện nay, bằng phương pháp ghép nên giống dổi chỉ sau khi trồng 3 năm là đã cho quả và không phải trồng lại nữa, tuổi thọ nó rất là cao, có thể cả trăm năm.
Những năm đầu, dổi có thể cho vài cân hạt mỗi cây. Nhưng càng về sau, cây càng sai quả. Có cây cho tới hàng yến hạt. Giá hạt dổi tươi hiện nay khoảng 650.000 – 750.000đ/kg, còn hạt khô thì phải 1,5 – 2 triệu đồng/kg. Dổi ra hoa 2 vụ 1 năm: Vụ chính từ tháng 2 – 3 và chín vào tháng 9 – 10. Vụ phụ từ tháng 7 – 8 và chín vào tháng 3 – 4. Cứ 2-3 năm lại có 1 vụ thu nhiều. Ta có thể thu quả dổi bằng cách nhặt quả quanh gốc hoặc dùng sào chọc cho quả rụng xuống.
Cây dổi có dễ trồng không
Dổi vốn là giống cây lâm nghiệp nên rất dễ trồng và chăm sóc, không tốn nhiều công chăm sóc, bảo vệ hay phun thuốc trừ sâu. Người trồng chỉ cần bón phân chuồng hoai mục một lần trong năm và cung cấp đầy đủ nước cho cây, nhất là vào thời điểm ra hoa đậu quả.
Dổi ghép trồng đến năm thứ 3 đã cho quả bói (dổi thực sinh phải mất từ 7-8 năm) và năm thứ 4 bắt đầu cho thu chính. Càng lâu năm, năng suất dổi càng cao. Một cây dổi lâu năm cho thu khoảng 25-30kg hạt khô/năm, cây mới thu hoạch thì cho khoảng 7-8kg hạt khô.
Mua giống cây dổi ở đâu Hòa Bình và Hà Nội
Địa chỉ bán cây dổi giống ăn hạt, lấy gỗ giá trị kinh tế cao nhất:
CS1: xã Chí Đạo, Lạc Sơn, Hòa Bình
CS2: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0978881118
Giá bán giống cây dổi ghép ăn hạt và lấy gỗ
- Giống cây dổi ươm hạt: 20.000đ/cây (trồng 7 năm có trái)
- Giống cây dổi ghép: loại nhỏ: 60.000đ/cây (trồng 3 năm có trái) loại lớn: 90.000đ/cay
- Lưu ý: Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển, và có thể thay đổi mà không kịp cập nhật lên website, để có giá nhanh và chính xác nhất, vui lòng điện thoại trước cho vườn ươm chúng tôi
Vận Chuyển
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải
– Cây giống được đóng gói cẩn thận vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Cây Dổi là cây gì?
Cây dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis, thuộc chi Ngọc Lan, là loại cây gỗ lớn, thân cao đến 30m, đường kính thân có thể đạt tới 1m. Phân bổ trong tự nhiên ở vùng núi các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai châu, Tây nguyên…
Đặc điểm hình thái của giống cây dổi
- Cây gỗ rất lớn, cao đạt 25-30m, thường xanh và đường kính ngang ngực đạt 80-100cm. Có thân thẳng, tròn và phân cành cao. Cành cây non có lông và có lỗ bì trắng và có sẹo vòng.
- Vỏ cây dổi xanh có màu xám, nhẵn và bong nhẹ.
- Thịt vỏ màu vàng nâu và mềm, dây thường có mùi thơm nhẹ và lá đơn hình bầu dục khá dài, mọc cách cũng như nhẵn, đầu có mũi ngắn, có màu xanh nhạt và bóng, dài tầm 8-15cm, đạt chiều rộng từ 3-5m. Gên bên tầm 10-16 đôi, lá dổi kèm có lông ngoài mặt.
- Hoa đơn độc thường mọc ở đầu cành, cuống có lông và cánh hoa thường có màu trắng.
- Quả kép dài tầm 6-10cm, gồm rất nhiều hạt hình trứng thuôn hoặc cầu dẹt và hạt màu đỏ.
Nguồn gốc của cây Dổi Ghép hay còn gọi là Giổi xanh
Cây dổi được xuất phát từ xứ Mường Hoà Bình ngày xưa được gọi là một trong những gia vị nổi tiếng. Sau rất nhiều nghiên cứu thì cây dổi còn có khả năng triết xuất tinh dầu để làm thuốc nên giá trị của cây Giổi ngày một tăng mạnh. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch dổi thì ba con gọi là ngày “gặt vàng”.
Phân bố địa lý
Cây thường phân bổ tại các vùng đồi núi có độ cao tầm 700m so với mực nước biển và trong những rừng lá rộng thường xanh.
Giống cây dổi xanh được phân bố rải rác từ Hòa Bình, Lào Cao, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yến Bái, Nghệ An cho đến các tỉnh Tây Nguyên…
Tác dụng của cây dổi
So với những cây trồng khác, cây dổi mang lại lợi ích kép. Trồng dổi sau 3 năm cho thu hạt, và sau mỗi năm cây dổi cho nhiều hạt hơn. Sau này, cây dổi còn bán được cả gỗ. Dổi còn tạo môi trường trong lành, mát mẻ…
Tác dụng của hạt dổi
Hạt dổi Tây Bắc rất quý vì có nhiều công dụng. Đó là một loại gia vị mà bà con vùng núi phía Bắc dùng như hạt tiêu. Người Trung Quốc cũng rất thích sử dụng hạt dổi. Có lẽ vì thế mà hạt dổi có giá cao như vậy…
Hạt dổi nướng thơm lừng được giã kỹ trộn cùng muối trắng khô. Muối dổi dùng để chấm thịt gà, thịt lợn và làm gia vị cho nhiều món ăn độc đáo, hoặc nấu canh canh cá măng chua là món ăn độc đáo của người dân vùng Tây Bắc.
Hạt dổi ngâm rượu là 1 bài thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh như: xoa bóp chữa đau chân, đau tay, đau lưng, chữa các bệnh về tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Ai bị ho chỉ nhai 1-2 hạt dổi là đỡ.
Khi sử dụng hạt dổi làm gia vị để ướp đồ nướng, làm gia vị chấm thịt luộc, thịt cay, bạn sẽ bị nghiện vì vị thơm thơm, cay cay khó cưỡng của nó
Tinh dầu chiết từ hạt và thịt quả dổi chứa safrol 70,2% (thịt quả) và 72,9% (hạt) và methyl eugenol 18,5% (hạt), 24,2% (thịt quả). Tinh dầu chiết từ thân chủ yếu chứa camphor 23,8% và safrol 14,3%.
Tác dụng của gỗ dổi
Cây dổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, có mùi thơm, có giá trị cao về kinh tế, thớ gỗ màu vàng đẹp mắt , gỗ mịn, đẹp, bền không dễ bị mối mọt, không bị cong vênh.
Giá trị kinh tế của cây Dổi Xanh
Cây giổi xanh là một trong những cây gia vị quý hiếm chỉ có ở Việt Nam nên giá trị kinh tế của hạt giổi rất cao. Giá thành dao động: 1,5 triệu/1 kg khô. Ngoài việc thu hoạch quả thì Dổi còn mang đến giá trị khai thác gỗ. Thời gian thu hoạch gỗ: 6 – 8 năm. Trung bình 1m3 / cây. Hiện nay đang bắt đầu xuất hiện một số mô hình trồng cây dổi ở các tỉnh miền bắc , miền trung, tây nguyên, Daklak, Buôn Ma Thuột … và bước đầu cho những kết quả rất khả quan.
Gỗ dổi chủ yếu dùng làm đồ nội thất như bàn ghế giường cửa tủ và làm phản… Trồng cây gỗ dổi sau khoảng 7 năm cho thu hoạch gỗ. Những cây cao 15-25m, đường kính ngang ngực đạt 80-100cm.
Hạt dổi bắt đầu được giá, bán đắt như vàng ròng. Vào mùa quả chín, người dân chú tâm thu hoạch quả, tách hạt phơi khô rồi đem bán với giá khoảng 1 triệu/kg. Cứ thế, năm sau giá hạt lại tăng cao hơn năm trước.
Đỉnh điểm đến năm 2015, hạt dổi khô được các thương lái săn mua với giá lên tới 3 triệu đồng/kg. Từ loại hạt trước đây chỉ đem cho nhau bỗng nhiên có giá đắt như vàng. Đây cũng là nguyên nhân nhiều nơi bắt đầu ươm giống gieo trồng cây dổi để lấy hạt.
Kỹ thuật trồng cây dổi ghép lấy hạt
Đặc điểm sinh học của cây dổi: cây dổi ưa sáng, có độ cao trung bình từ 20 – 30m, sinh trưởng mạnh. Được trồng thích hợp tại vùng đất sâu ẩm, tốt, thoát nước. Cây tái sinh hạt rất tốt và cây non chịu bóng nhẹ.
Cây dổi xanh rất thích đất sâu ẩm, tốt và thoát nước, nó mọc trên rất nhiều loại đất Feralit phát triển trên phiến đất sét, micasit, macma axit, phiến thạch mica.
Thời vụ trồng:
Trồng vào thời điểm nhiệt độ thấp hoặc có mưa hay đất ẩm để cây nhanh bén rễ tránh trồng vào mùa hè trời nắng nóng. Bà con cần chọn cây giống đủ tiêu chuẩn để trồng và xé bỏ vỏ và không làm vỡ bầu trước khi trồng. Cần tiến hành moi đất, đặt cây dổi ghép ngay thẳng giữa hố và mặt trên bầu ngang với mặt đất. Tiến hành, lấp đất đầy mặt hố và ấn chặt đất xung quanh bầu cũng như vun lớp đất mặt xung quanh cao hơn cổ rễ tầm 3-5 cm,
Các tỉnh miền Bắc trồng vào vụ Xuân hay đầu vụ Hè từ tháng 3-6; vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10-11; vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trồng vào tháng 6-8.
Cây dổi xanh rất thích đất sâu ẩm, tốt và thoát nước, nó mọc trên rất nhiều loại đất Feralit phát triển trên phiến đất sét, micasit, macma axit, phiến thạch mica.
Cây dổi xanh thường ưa ánh sáng và sinh trưởng tương đối nhanh và tái sinh hạt rất tốt và cây non chịu bóng nhẹ.
Kỹ thuật ươm hạt dổi: Thu hoạch quả xong chất thành đống cao 40cm, rồi ủ quả 1-2 ngày sau đó phơi trong nắng nhẹ để tách hạt và vỏ ra. Sau đó ngâm trong nước 1-2 ngày rồi sát nhẹ đãi sạch, phơi khô và bảo quản hạt. Hạt phải có màu đen sạch, bảo quản đúng cách mới cho tỷ lệ nảy mầm cao.
Mật độ trồng cây dổi ghép ăn hạt
Trồng phân tán cũng như tùy vào số lượng cây tái sinh và mục đích còn lại mà mật độ đưa vào trồng từ 400-500 cây/ha. Nếu như trồng thuần loài từ 900-1000 cây/ ha.
Giống cây dổi nếp sai trĩu quả
Bốc xếp vận chuyển cây đi trồng:
Tưới nước đủ ẩm 1 đêm trước khi bốc xếp cây, tránh làm vỡ bầu, giập nát, gẫy ngọn trong quá trình bốc, xếp và vận chuyển.
Khi vận chuyển cây phải trồng ngay, nếu chưa trồng phải xếp cây ở nơi râm mát và tưới nước đảm bảo độ ẩm cho bầu.
Làm đất để trồng cây
Với kích thước hố trồng tầm 40 x 40 x 40 cm. Đào hố trước khi trồng 1 tháng và trước trồng khoảng 2 tuần khi trộn phân NPK vào đất với số lượng 0,2 -0,3 kg/ hố và lấp hố.
Cách trồng giống cây dổi xanh ghép
Lựa chọn mua cây dổi giống khỏe mạnh, cây lớn, không còi cọt, không sâu bệnh. Nếu lấy giống cây dổi ghép thì phải chọn cây chủ khỏe mạnh, phát triển tốt, không sông bệnh.
Trước khi trồng cần đào hố và bón phân lót để tạo dinh dưỡng cho đất và cây sau khi trồng ít nhất 15 ngày.
Mật độ tối thiểu giữa các hố tùy vào mục đích. Ví dụ nếu trồng theo băng thì khoảng cách là 40x40x40 cm. còn đối với tròng theo đám là 4x4x4 m.
Khi trồng cần rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng giữa hố, lấp đất đầy lút lớp đất bầu rồi nén chặt đất xung quanh.
Giữ độ ẩm cho đất bằng cách tủ rơm hoặc bèo khô rồi tưới nước.
Trong 1 tháng đầu cần kiểm tra và tưới nước thường xuyên.
Nếu phát hiện cây nào chết thì phải trồng dặm vào ngay.
Bón phân định kỳ 6 tháng 1 lần trong vòng 3 năm đầu.
Liên tục phát quang, làm sạch cỏ, dây leo cách gốc cây tối thiểu 1m.
Bắt đầu từ năm thứ 4 thì chỉ cần chăm sóc bón phân cho cây 1 năm 1 lần.
Chăm sóc cây dổi ghép
Chăm sóc cây dổi ghép xanh trong 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần. Lần 1 vào tháng 2-3 và lần 2 vào tháng 8-9. Bà con nông dân cần phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại trong băng trồng cây dổi, cần tiến hành xới đất xung quanh hố với đường kính rộng tầm 60-80 cm. Khi xới cần kết hợp bón thúc từ 0,2-0,3 kg phân NPK/cây. Đồng thời, cần bảo vệ không cho gia súc phá hoại cây.